Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

“Tài liệu Panama” là gì mà khiến chính trường thế giới sợ hãi đến vậy?

Một tài liệu dài 11,5 triệu trang vô cùng quan trọng về việc trốn thuế của hàng trăm chính trị gia trên thế giới đã bị rò rỉ hôm 3/4, khiến chính trường nhiều nước xáo trộn. Vậy "Tài liệu Panama" là gì mà họ sợ hãi đến thế?

Vụ “Tài liệu Panama” được cho là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử. Đây là tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca. Nó đã đưa ra những dữ liệu của hoạt động trốn thuế ở quy mô lớn chưa từng thấy, làm sáng tỏ cách các dòng tiền bẩn lưu thông trong hệ thống tài chính toàn cầu và dung dưỡng tội phạm trong hàng thập kỷ.
Với sự hợp tác của tờ báo Süddeutsche Zeitung của Đức và Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cùng 400 nhà báo của hơn 100 hãng tin tại 80 quốc gia đã cho thấy, giới siêu giàu của thế giới quản lý tài sản ở nước ngoài như thế nào.
1. Mossack Fonseca là gì?
Mossack Fonseca là công ty luật, thành lập năm 1975, có trụ sở ở Panama với 240.000 chi nhánh trên toàn thế giới tại 42 quốc gia. Công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách lập ra các công ty vỏ bọc. Mossack cũng có mặt tại những thiên đường thuế như Thụy Sĩ, đảo Síp và quần đảo British Virgin.
Công ty này đại diện cho hơn 300.000 công ty. Trong đó, hơn một nửa có trụ sở ở Anh. Theo BBC, dù đã hoạt động hơn 40 năm nhưng Mossack Fonseca không vấp phải sự chỉ trích, chống đối gì, cũng chưa từng dính líu tới một vụ điều tra hình sự nào.
Trả lời báo chí về sai phạm trên, ông Ramon Fonseca, người đồng sáng lập của Mossack Fonseca “Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho hành động của các công ty mà chúng tôi giúp thành lập”.
2. Tài liệu Panama chứa đựng thông tin gì?
Theo tờ Süddeutsche Zeitung, 11,5 triệu trang tài liệu đã bị rò rỉ. Quy mô của nó lớn tới mức, nó vượt xa số dữ liệu bị phát giác bởi WikiLeaks vào năm 2010 và cựu điệp viên Edward Snowden vào năm 2013. Số tài liệu này được một người giấu tên cung cấp và không đòi hỏi bất cứ lợi ích tài chính nào. Hiện người này đang được bảo vệ.
ICIJ tiết lộ, “Tài liệu Panama” chứa thông tin về 214.000 công ty ma dùng làm vỏ bọc giúp cho khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn nộp thuế.
Đồng thời, khối tài liệu khổng lồ này cũng hé lộ, cách các công ty trốn thuế và rửa tiền. Bên cạnh đó, tài liệu còn tiết lộ nhiều dữ liệu vô cùng quan trọng về các vụ hối lộ, tham nhũng, vi phạm lệnh cấm vận quốc tế và tội phạm doanh nghiệp.
ICIJ cho biết, những tài liệu này đã vạch trần hoạt động trốn thuế ở quy mô lớn chưa từng thấy, làm sáng tỏ cách các dòng tiền bẩn lưu thông trong hệ thống tài chính toàn cầu và dung dưỡng tội phạm trong hàng thập kỷ qua.
“Tài liệu Panama” là gì mà khiến chính trường thế giới sợ hãi đến vậy?
"Tài liệu Panama" được cho là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử
3. Ai sẽ phải lo sợ khi tài liệu này bị rò rỉ?
Khoảng 1% của thế giới. Trong đó, theo công bố của BBC, có 72 người là nguyên thủ quốc gia có liên quan đến công ty này, bao gồm các chính trị gia hoặc đương chức hoặc đã bãi nhiệm, nhiều ông trùm kinh doanh và người nổi tiến, cầu thủ bóng đá…
Trong danh sách của tài liệu này, Thủ tướng Iceland, Sigmundur Davîo Gunnlaugsson đượccho là đã mở một công ty vỏ bọc để giấu tiền ở quần đảo British Virgin. Ngay sau khi tài liệu này rò rỉ, cựu thủ tướng thuộc đảng Dân chủ Xã hội, ông Johanna Sigurdardottir đã lên tiếng yêu cầu ông này phải từ chức.
Bên đó, nhiều chính trị gia khác cũng được nhắc đến như Vua Salman của Ả Rập Xê-út, bạn bè Vua Salman của Ả Rập Xê-út, người thân cận của Tổng thống Putin, cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và tổng thống Syria Bashar al-Assad…Tuy nhiên, chưa có chính trị gia nào của Mỹ bị nêu tên.
Theo Giám đốc ICIJ, Gerard Ryle, vụ rò rỉ này sẽ là một đòn giáng mạnh vào hoạt động trốn thuế trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, không hẳn tất cả những người dính líu đến Mossack Fonseca đều phạm luật. Việc giữ tiền trong các tài khoản nước ngoài vẫn có thể hoàn toàn hợp pháp. Hoạt động này khá phổ biến, nhằm giữ tài sản, tránh mất cắp. Tuy nhiên, đây cũng là cách rửa tiền ưa chuộng của tội phạm và các chính trị gia tham nhũng.