Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Phải chăng đã hết thời của Thương mại điện tử?

Liệu d-Commerce chỉ phù hợp với những đại gia nhiều tiền như Amazon, Apple hay TESCO?

Phải chăng đã hết thời của Thương mại điện tử?
Hành trình khách hàng hiện đại đã không còn đơn giản như xưa (Nguồn: Internet)
Khi Digital Commerce  (hay d-Commerce) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên thế giới, những doanh nghiệp kinh doanh trên mạng bắt đầu phải nhìn nhận lại vai trò của Electric Commerce (hay e-Commerce) trong mô hình kinh doanh của họ.
Hơn cả bán hàng
Nếu e-Commerce thể hiện việc sử dụng một kênh bán hàng mới ngoài kênh offline (bán hàng trực tiếp, qua điện thoại, qua thư), thì d-Commerce (Thương mại trên môi trường số) thể hiện việc dịch chuyển toàn bộ hoặc ít nhất là phần lớn mô hình kinh doanh lên môi trường số qua việc sử dụng các nền tảng (platforms) và công cụ (tools) online.
Một cách vắn tắt, d-Commerce vượt ra ngoài cả khuôn khổ mua bán hàng hóa online mà e-Commerce trung thành gần 20 năm nay. Ngoài chức năng đặt hàng, mua bán, thanh toán, d-Commerce hàm ý sâu xa hơn là sử dụng thế giới số hỗ trợ cho hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng, khiếu nại, đổi trả, thậm chí là giao hàng với các sản phẩm số như tạp chí, voucher, phần mềm, e-book, e-ticket…
Mục tiêu tối thượng của d-Commerce là tác động một cách khôn khéo vào hành vi khách hàng trên môi trường số, mang lại cho họ vô số trải nghiệm thú vị để dẫn đến đích cuối cùng là quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng online nhiều hơn đi dạo quanh các trung tâm thương mại hay đọc tạp chí giấy thì nhiệm vụ của d-Commerce là mang lại cho khách hàng trải nghiệm thú vị không kém đi lựa đồ nội thất hoặc đọc quảng cáo trên tạp chí thời trang.

d-Commerce vượt ra ngoài khuôn khổ mua bán trên mạng “truyền thống” của e-Commerce (Nguồn: Internet)
Sự chuyển dịch bắt buộc
Amazon là một trong những công ty áp dụng d-Commerce thành công nhất ngày ngay. Amazon bắt đầu dấn thân vào e-book, sản xuất máy đọc sách Kindle để bán e-book, cho phép đọc lướt qua vài trang trong cuốn sách, rồi lại bán nhiều thiết bị mà người dùng có thể quan tâm khi mua sách. Các hoạt động marketing, kích hoạt và dùng thử  của Amazon chủ yếu cũng trên internet.
Hoặc như TESCO, chuỗi siêu thị lớn thứ nhì thế giới sau Wal-mart, cũng đã tìm ra một điểm tiếp xúc khách hàng thú vị.
Tại Hàn Quốc, nơi người thật sự tiêu tốn quá nhiều thời gian với các phương tiện công cộng, TESCO (với tên là Homeplus tại Hàn Quốc) đã dán rất nhiều hình ảnh mặt hàng trong siêu thị tại các trạm bus và tàu điện ngầm. Hình ảnh được thay đổi hàng tuần với giá cả cập nhật giống như trong siêu thị, và người dân khi chờ xe có thể dùng QR Scanner để đặt hàng các sản phẩm này sẵn sàng cho bữa tối. Có khi, sản phẩm đã được giao về nhà người đó từ trước khi họ kịp trở về.
Kết quả của hành động này là TESCO vươn lên đứng thứ 2 trong các chuỗi siêu thị tại Hàn Quốc, buộc nhiều chuỗi siêu thị kém hiệu quả hơn phải rơi vào phá sản.
Trên thế giới, d-Commerce không còn là một mô hình mới nữa mà đã trở thành một trong những lựa chọn sống còn nhất mà doanh nghiệp (ở bất cứ quy mô nào) phải suy nghĩ tới trong bối cảnh hiện tại nếu không muốn bị mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.
Chỉ nhờ thấu hiểu hành vi khách hàng , Homeplus (TESCO) đang làm rất nhiều cửa hàng và siêu thị tại Hàn Quốc điêu đứng (Nguồn: Internet)
d-Commerce đòi hỏi vốn khủng?
Câu hỏi đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam: Liệu d-Commerce chỉ phù hợp với những đại gia nhiều tiền như Amazon, Apple hay TESCO?
Thực tế đã cho thấy rằng câu trả lời là “Không hẳn”. Điểm mấu chốt ở đây vẫn là tạo ra trải nghiệm cho khách hàng bên cạnh việc tạo ra nơi bán hàng thuần túy, vì thế khách hàng vẫn là trung tâm. Thấu hiểu khách hàng được thể hiện ở việc doanh nghiệp nắm được hành vi của họ đến đâu, và với hành vi đó, họ sẽ tác động ra sao để khách hàng hứng thú với sản phẩm của mình và dẫn đến quá trình mua hàng.
Trong bối cảnh hàng rào thuế quan sắp bị WTO phá bỏ hoàn toàn vào năm 2016, nếu không có những chuẩn bị sẵn sàng về mặt tư duy và kiến thức về d-Commerce ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ phải điêu đứng với những Amazon, những Apple, những TESCO lớn của thế giới, không chỉ vì họ có vốn nhiều hơn mà chính là vì tư duy của họ hiện đại hơn.
Nắm bắt nhu cầu tìm hiểu về d-Commerce của các doanh nghiệp Việt Nam, Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) quyết định tổ chức khóa đào tạo đầu tiên về d-Commerce từ 24-26/9/2015 tại Tp.HCM. Khóa học mang tiêu chí “cầm tay chỉ việc” để các doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia đầu ngành. Học phí được Bộ Công Thương tới 70%.

Related Posts:

  • Lý do các chàng trai cô gái đi tập Gym Với thân hình săn chắc và số đo lý tưởng, tất nhiên một điều không thể thiếu nữa đó là nét xinh đẹp đầy nữ tính, Bích Nhạn luôn là tâm điểm chú ý của các ánh nhìn khi tới phòng gym. Được biết, Bích Nhạn hiện … Read More
  • Hot girl Sài thành với nội y nóng bỏng Những bức ảnh nội y nóng bỏng của cô gái dưới đây đang vấp phải nhiều tranh luận của cộng đồng mạng Có nhiều người khen bức ảnh nghệ thuật đẹp, thế nhưng bên cạnh đó nhiều người thì lại cho rằng cô gái này đang làm màu, câ… Read More
  • Thời điểm nào là tốt nhất để đăng bài lên các mạng xã hội? Nếu bạn cũng như tôi phụ thuộc vào Facebook để xã hội hóa những nội dung mà mình tạo ra, bạn sẽ muốn hiểu hơn về Facebook. Điều gì thu hút sự chú ý của mọi người? Bạn nên đăng bài thời điểm nào? Bài viết chia sẻ quan điểm… Read More
  • Alisa Sivilay - Nữ sinh viên Lào xinh đẹp của HVNG Sinh ra và lớn lên tại Lào, nhưng nữ sinh trẻ Alisa Sivilay vẫn mang trọn vẹn vẻ đẹp của một cô gái Việt.  Gặp gỡ Alisa Sivilay, nhiều người sẽ ấn tượng với vẻ đẹp hoàn hảo của cô nàng. Hơn nữa, cô gái trẻ sinh năm 19… Read More
  • Nữ giảng viên xinh đẹp Đài LoanNhững bức ảnh về một nữ giảng viên xinh đẹp và gợi cảm trong bộ váy ngắn màu đen này hiện đang gây xôn xao trên mạng xã hội Đài Loan. Không ai biết đây là lớp học nào, ở đâu, nhưng hiện tại, không ngoa khi nói rằng, đây qu… Read More