1. WEBSITE
Bán hàng truyền thống thì cửa hàng,
showroom là điều kiện quan trọng để bạn tiếp cận khách hàng. Còn bán
hàng online thì đó chắc chắn là WEBSITE. Website là một showroom trực
tuyến của bạn trên môi trường internet – Nếu bạn không có website, bạn
nên dừng suy nghĩ tới việc phát triển doanh nghiệp trên internet (trừ
khi bạn buôn bán nhỏ lẻ và chỉ cần bán hàng trên Profile Facebook). Hoặc
một website quá tệ sẽ khiến khách hàng của bạn một đi không trở lại.
Chăm chút cho website cả về nội dung lẫn hình ảnh, bạn sẽ níu chân được khách hàng lâu hơn, và tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
2. FACEBOOK MARKETING
Cuộc chiến thương hiệu và bán hàng trên
facebook ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, với lượng user lên tới hàng
triệu người, Facebook vẫn là mảnh đất màu mỡ doanh nghiệp của bạn không
thể bỏ qua. Facebook Marketing khá đa dạng: Facebook Fanpage, Facebook Profile và Facebook Ads.
Các website TMĐT hàng đầu hiện nay đều
có Facebook Fanpage – nơi họ hiện diện để phát triển thương hiệu trên
mạng xã hội. Ví dụ 1 số Fanpage Facebook của các ông lớn trên thị trường
TMĐT tại việt nam:
- Fanpage Lazada: 13.624.642 Like
- Fanpage Thế giới Di động: 2.025.765 Like
- Fanpage FPT Shop: 1.299.964 Like
Hay những Fanpage của người nổi tiếng:
- Fanpage Hoài Linh: 8.811.864 Like
- Fanpage Trấn Thành: 8.433.671 Like
Quan trọng hơn, 28% người dùng có thói
quen chia sẻ trải nghiệm, check-in khi sử dụng sản phẩm dịch vụ lên các
trang mạng xã hội. Điều này là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp muốn
tận dụng Social để vươn lên thách thức các ông lớn. Chính vì khả năng
giúp gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu, kết nối hoàn hảo và tương
tác với khách hàng nên doanh nghiệp TMĐT nói riêng và các doanh nghiệp
nói chung không thể bỏ qua Facebook Marketing & Social Media.
3. SEO
SEO (Search Engine Optimization) – Tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây vẫn là kênh chủ lực nếu bạn thực sự muốn
tiếp cận khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ của bạn và
tăng doanh số bán hàng.
Mỗi user trên internet có nhu cầu tiêu
dùng khác nhau và theo cách thông thường, họ sẽ tìm kiếm thêm thông tin
về sản phẩm, dịch vụ trên internet qua công cụ search của Google (công
cụ phổ biến nhất). Vậy bạn thử hình dung những từ khóa liên quan tới sản
phẩm dịch vụ của bạn có lượng search tới 100.000 lượt/tháng và các kết
quả hiển thị chỉ có đối thủ cạnh tranh của bạn mà thôi.
Như vậy bạn đã không có cơ hội tiếp cận
100.000 lượt search kia và lượng user này sẽ chảy về tất cả các đối thủ
cạnh tranh của bạn. Và bạn sẽ không có 1 đồng doanh thu nào cả! Chính vì
vậy SEO là công cụ sống còn đối với doanh nghiệp khi nó tác động trực
tiếp tới doanh thu.
Tuy nhiên, SEO là cả 1 quá trình – bạn
không thể ăn xổi 2-3 ngày từ khóa lên được Top 1 của Google được. SEO
cần có thời gian để Google đánh giá website của bạn có phù hợp với những
từ khóa người dùng đang tìm kiếm hay không? Hãy tập trung vào content
chất lượng – đó là cách làm hiệu quả nhất giúp bạn khác biệt trên môi
trường internet. Hãy kiên định với SEO – bạn sẽ nhận ra giá trị gấp ngàn
lần so với các kênh khác.
4. Google marketing, Email marketing, Youtube marketing